Người Mắc Bệnh Gan Không Nên Ăn Gì?

5/5 - (2 bình chọn)

Người mắc bệnh gan khi ăn uống cần lưu ý điều gì? Sau đây, là những điều kiêng kỵ trong ăn uống, mà bất kỳ ai khi bị bệnh gan, cũng cần phải lưu ý. Nhằm giúp sức khỏe được cải thiện tốt hơn, tránh để bệnh ngày một nặng hơn.

Nguoi Mac Benh Gan Khong Nen An Gi

Người bị bệnh gan không được uống rượu

Thành phần chủ yếu của rượu là cồn, có hại trực tiếp tới gan.

Nguoi Bi Benh Gan Khong Duoc Uong Ruou

  • Sau khi uống nhiều rượu sẽ gây ra viêm gan cấp do rượu. Người bị cứng gan sau khi uống rượu sẽ nhanh chóng làm suy thoái chức năng gan là chuyện thường gặp.
  • Cồn có thể thúc đẩy sự tạo thành và tích trữ mỡ, người uống rượu quá nhiều trong thời gian dài thường sinh ra gan nhiễm mỡ, rất dễ phát sinh ở người vốn bị viêm gan trước.
  • Trong những người bệnh viêm gan, có một số bị đường trong máu tăng cao và xuất hiện bệnh tiểu đường. Những người này sau khi chữa khỏi viêm gan, vẫn có tới 10% còn mắc bệnh tiểu đường.
  • Cho nên người viêm gan cấp tính, gan nhiễm mỡ, gan cứng, bệnh gan kèm tiểu đường không được uống rượu và đương nhiên cả bia nữa.
  • Còn khi gan đã phục hồi, chức năng gan cơ bản đã trở lại bình thường, có thể uống một chút bia nhưng không quá nửa lít một ngày.

Người bị viêm gan không nên ăn nhiều tỏi

Trong cuộc sống hàng ngày, không ít người cho rằng, tỏi có tác dụng chống khuẩn rất tốt, ăn tỏi để phòng bệnh viêm gan, thậm chí có người sau khi mắc viêm gan hàng ngày vẫn ăn rất nhiều tỏi. Cách làm này rất không có lợi cho người bệnh.

Nguoi Bi Viem Gan Khong An Nhieu Toi

  • Qua nghiên cứu dược lý cho thấy, tỏi có chứa chất cay mang tính phát huy có tác dụng chống lại các loại khuẩn lị, thương hàn, lao, bạch hầu, đại tràng, khuẩn chùm nho, khuẩn song cầu gây viêm màng não… Ngọài ra còn có tác dụng ức chế đối với một số loại chân khuẩn…
  • Nhưng cho tới nay, chưa thấy ai nói tới phòng và chống được bệnh viêm gan cả. Ngược lại, một số thành phần của tỏi còn có tác dụng kích thích dạ dày và ruột, gây ức chế việc tiết dịch tiêu hóa, làm cho người bị viêm gan chán ăn, ghét dầu mỡ và nôn oẹ.
  • Kết quả điều tra cho thấy, thành phần mang tính phát huy của tỏi có thể làm cho hồng cầu và bạch cầu trong máu giảm đi, gây ra chứng thiếu máu và giảm việc tiết dịch tiêu hóa.
  • Tất cả những điều này, đều không có lợi cho việc điều trị bệnh viêm gan.

Người bị viêm gan không nên ăn thịt dê

Thịt dê có giá trị dinh dưỡng rất cao, rất bổ cho cơ thể. Nhưng người viêm gan về cơ bản thì không được ăn.

Nguoi Bi Viem Gan Khong Nen An Thit De

  • Đó là vì thịt dê thuộc tính nóng, ăn nhiều sẽ gây nóng, làm cho bệnh nặng thêm.
  • Ngoài ra, prôtit và mỡ sau khi được hấp thụ một số lượng lớn, gan có bệnh sẽ không thể ôxy hóa một cách có hiệu quả được, chức năng phân giải, hấp thụ giảm đi làm tăng gánh nặng cho gan, dễ gây ra bệnh hơn.
  • Do vậy, người viêm gan không ăn thịt dê là tốt nhất.

Người có bệnh gan không ăn nhiều hạt hướng dương

Hạt hướng dương là thứ mà nhiều người thích ăn, nhưng những người mắc bệnh gan như: viêm gan, chức năng gan kém, lại không nên ăn nhiều.

Nguoi Co Benh Gan Khong An Nhieu Hat Huong Duong

  • Bởi trong hạt hướng dương chứa lượng dầu lớn chiếm 5 – 50%, phần lớn là loại axit béo chưa no.
  • Nếu ăn quá nhiều sẽ làm tiêu hao lượng lớn dịch mật có liên quan tới việc trao đổi chất trong cơ thể, làm cho việc trao đổi mỡ gặp trở ngại.
  • Vì vậy mỡ sẽ tồn đọng lại trong gan, ảnh hưởng tới chức năng của tế bào gan, làm cho tổ chức kết đế trong gan tăng sinh, nếu nặng có thể gây cứng gan.
  • Do vậy, người bị bệnh gan không nên ăn nhiều hạt hướng dương.

Người bị viêm gan không nên ăn nhiều đường và đồ hộp

Lâu nay không ít người cho rằng, người viêm gan ăn nhiều đường một chút, có thể bổ sung lượng dinh dưỡng không đủ, không làm tăng gánh nặng cho gan. Cách nhìn nhận này mang tính phiến diện.

Nguoi Bi Viem Gan Khong Nen An Nhieu Duong

  • Gan là nơi trao đổi chất dinh dưỡng cho cơ thể, trong đó việc trao đổi chất đường giữ vị trí quan trọng.
  • Khi gan bị tổn thương, hoạt động của nhiều loại men thất thường làm quá trình trao đổi chất đường bị rối loạn, lượng chịu đường giảm thấp, nên ăn thêm đường nữa sẽ làm cho đường máu tăng lên.
  • Người bị viêm gan mà ăn nhiều đường sẽ gây ra bệnh tiểu đường.
  • Chỉ khi người bệnh ăn đường quá ít hoặc hay bị nôn không ăn được mới cần tiêm dung dịch đường gluco qua tĩnh mạch. Nhưng khi đã ăn uống được rồi thì không cần tiêm nữa. Cầ n phải khống chế lượng đường ăn để tránh đường trong máu tăng cao, vượt quá khả năng của tuyến tụy, làm cho chức năng tuyến tụy bị suy giảm.
    Ngoài ra, các loại đồ hộp không chỉ chứa lượng đường cao, mà còn được dùng thêm một số chất chống thối rữa, có độc tính nhất định, rất có hại cho người bị bệnh gan.
  • Bởi gan có nhiệm vụ giải độc nên sẽ làm tăng gánh nặng cho gan. Cho nên, người viêm gan không nên ăn nhiều đường và đồ hộp.

Nguoi Bi Viem Gan Khong Nen An Do Hop

Người bị viêm gan cần hạn chế ăn đường và thịt mỡ

So với người khoẻ mạnh, người bị bệnh viêm gan lại càng phải cần nhiều chất dinh dưỡng, mới có thể duy trì công năng chuyển hóa trong cơ thể. Thúc đẩy hồi phục tế bào gan. Mỗi ngày người bệnh cần bổ sung một lượng nhỏ đường, prôtêin, chất mỡ nhất định là hết sức cần thiết. Nhưng người bệnh viêm gan không nên ăn quá nhiều chất đường và thịt mỡ.

Nguoi Bi Viem Gan Khong Nen An Thit Mo

  • Người bệnh nếu ăn quá nhiều đường sẽ khiến cho lượng đường trong cơ thể chuyển hóa thành mỡ dễ phát phì, gây nhiễm mỡ gan, khiến lượng amoniac tăng cao làm nặng thêm bệnh gan, gây ra xơ gan.
  • Ngoài ra, còn làm tăng gánh nặng cho đường tiêu hóa như chán ăn, ảnh hưởng đến tiêu hóa. Các thành phần dinh dưỡng cho cơ thể như prôtêin, vitamin và khoáng chất không đủ, vì những thành phần này không thể có trong đường.
  • Còn nếu ăn nhiều thịt mỡ dễ khiến đường ruột tiêu hóa hấp thụ không tốt, gây chướng bụng, ỉa chảy, từ đó ảnh hưởng đến việc hấp thụ các chất dinh dưỡng khác.
    Đối với người bị bệnh viêm gan, cơ quan tiêu hóa đã bị ảnh hưởng, thức ăn không thể chuyển hóa hết.
  • Nếu như đường và chất béo vào trong cơ thể mà không được chuyển hóa hết tất sẽ tích tụ lại và sinh khí hơi.
  • Như vậy, sẽ làm tụ khí trong cơ thể, mặt khác các chất dinh dưỡng trong thức ăn không thể tiêu hóa hết.
  • Trên thực tế đã gây trở ngại cho sự trao đổi chất, dần dần khiến gan nhiễm mỡ, từ đó gia tăng sự phát triển của bệnh tình.

Người bị viêm gan mãn tính không nên ăn lòng đỏ trứng gà

Trứng gà, trứng vịt đều là thực phẩm có chất dinh dưỡng cao, một người mỗi ngày ăn 2 quả trứng gà là có thể đủ cân bằng chất đạm trong cơ thể, đáp ứng đầy đủ nhu cầu axit amin. Ăn nhiều sẽ làm tăng thêm gánh nặng tiết dịch của các cơ quan, không có lợi cho sức khoẻ.

Nguoi Bi Viem Gan Khong Nen An Long Do Trung Ga

  • Đối với những người bệnh viêm gan mạn tính chỉ nên ăn lòng trắng trứng, không nên ăn lòng đỏ.
  • Bởi lòng đỏ chứa nhiều chất béo và cholesterol, sự chuyển hóa hai chất này đều diễn ra ở gan, ăn nhiều sẽ tăng thêm gánh nặng của gan.
  • Lòng trắng chứa protein và axit amin, nó không chỉ trợ giúp khôi phục chức năng của gan, mà còn giảm thiểu chất mỡ tích tụ trong gan.
  • Vì vậy, bệnh nhân viêm gan nên hạn chế hoặc kiêng ăn lòng đỏ trứng.

Bệnh nhân xơ gan không nên ăn nhiều cá biển

Xơ gan là một bệnh thường thấy, chủ yếu do tổn thương ở gan, do các nguyên nhân viêm gan siêu vi rút, nhiễm khuẩn máu, hoặc trúng động mạn tính. Biểu hiện lâm sàng thường thấy là gan sưng to, ăn uống không ngon miệng, bụng chướng khí… Bệnh đến giai đoạn cuối thì gan thu nhỏ xơ cứng, tỳ vị sưng to, bụng phù thũng, vàng da, niêm mạc do xuất huyết gây yếu. Người bệnh nặng còn thấy đi ngoài ra máu, hôn mê và ung thư gan.

Nguoi Co Benh Gan Khong An Ca Bien

  • Theo Đông Y, bệnh lý cơ bản xơ gan là ứ khí, ứ huyết, tích nước. Ngoài việc dùng thuốc điều trị, còn nhấn mạnh trong ăn uống nên dùng đồ thanh nhiệt và thịt nạc, không nên ăn thịt mỡ, đặc biệt khi ăn cá phải hết sức chú ý.
  • Do trong cá sác-đin, cá trắm đen, cá thu có hàm lượng chất gây máu khó đông rất cao nên người bị bệnh xơ gan không thể ăn được.
  • Ở người bệnh xơ gan, nhân tố cầm máu gặp trở ngại, số lượng tiểu cầu thấp, nếu như ăn quá nhiều lượng chất gây máu khó đông sẽ dẫn đến xuất huyết, khó có thể cầm máu được.
  • Đối với những loại cá có hàm lượng chất gây máu khó đông thấp, không dẫn đến xuất huyết thì có thể ăn được, như cá chép, cá thờn bơn…
  • Người bệnh xơ gan có thể ăn những loại cá nước ngọt, kết hợp với ăn rau quả tươi. Nhưng chỉ nên ăn một lượng thích hợp, tránh làm gia tăng gánh nặng cho gan, từ đó dẫn đến thấp khí, tắc nghẽn, khí huyết không thông, chuyển hóa thất thường, gây nặng thêm bệnh tình.

Người bị viêm gan không ăn Ba Ba

Người viêm gan do niêm mạc dạ dày sưng lên, lông ở tiểu tràng trở nên ngắn và thô, dịch mật tiết ra thất thường làm chức năng hấp thụ tiêu hóa yếu đi nhiều. Ba ba là thức ăn rất giàu prôtit, người viêm gan sau khi ăn vào không chỉ khó hấp thụ, mà còn gây gánh nặng thêm cho gan, làm cho thức ăn bị thối rữa ở ruột, gây chướng bụng, buồn nôn, nôn oẹ, tiêu hóa không tốt.

Nguoi Bi Viem Gan Khong Nen An Ba Ba

  • Nếu bị nặng sẽ làm cho tế bào gan bị hoại tử lượng lớn, chất bilirabin huyết thanh tăng mạnh, chất độc khó được thải ra ngoài, làm cho bệnh tình xấu đi nhanh chóng, có thể gây ra hôn mê hoặc tử vong.
  • Do vậy, người viêm gan không nên ăn ba ba.
  • Ngoài ra, những người có bệnh đường tiêu hóa như viêm loét dạ dày, đường ruột, viêm túi mật và những bệnh nhiệt theo cách nói của Đông y cũng không nên ăn ba ba.

Người bị viêm gan không ăn gừng sống

Gừng là loại gia vị ngon mà ta hàng ngày thường dùng, nó còn là vị thuốc. Nhưng người viêm gan mà ăn gừng tươi lại không lợi cho sức khoẻ.

Nguoi Co Benh Gan Khong An Gung Song

  • Vì thành phần chính của gừng tươi gồm dầu, chất cay, mỡ và bột.
  • Gừng bị biến chất còn chứa chất long não vàng. Chất cay và chất long não có thể làm cho tế bào gan bị biến tính, hoại tử và các tổ chức gián chất tăng sinh, chứng viêm phát triển, chức năng gan thất thường.
  • Người viêm gan ăn gừng sống chẳng những không thể làm bệnh sớm hồi phục, mà còn làm bệnh xấu thêm.
  • Do đó, người viêm gan không được ăn gừng sống.

Người bị viêm gan mạn tính không được ăn tiểu mạch, khoai tây

Trước kia người ta cho rằng, người bị bệnh gan thời kỳ cuối thường buồn ngủ, mất trí nhớ, hôn mê bất tỉnh… là do chức năng gan bị trở ngại gây nên. Nhưng gần đây, các nhà khoa học Mỹ qua nghiên cứu phát hiện ra rằng, người bệnh gan thời kỳ cuối có thần chí không tỉnh táo lại liên quan tới một chất tự nhiên tích tụ lại trong máu, là hợp chất benzen của nitơ.

Nguoi Bi Benh Gan Khong Duoc An Khoai Tay

  • Các nghiên cứu cho thấy, trong tiểu mạch và khoai tây chứa ít nhiều chất này, tuy số lượng ít nhưng không gây tác dụng trấn tĩnh cho con người.
  • Người bị bệnh gan nếu thường xuyên ăn khoai tây và tiểu mạch, do chức năng gan bị trở ngại, cơ thể không kịp thời phân giải và thải loại chất này ra ngoài được mà tích tụ lại trong cơ thể.
  • Khi chất này đạt tới lượng nhất định sẽ gây ra buồn ngủ, người cứng đờ, hôn mê.
  • Do đó, các nhà khoa học chỉ ra rằng, người bị viêm gan mạn tính cần nghiêm cấm ăn các thức ăn có chứa chất này như tiểu mạch và khoai tây.

Người bị bệnh gan di truyền biến tính không ăn thức ăn chứa đồng

Các loại thức ăn có vỏ cứng như hạt đào, hạt dẻ, đậu tằm, các loại động vật vỏ cứng như ốc, cua, tôm; các loại nhuyễn thể như mực, sứa biển… là những thức ăn ngon hằng ngày của chúng ta. Nhưng với người mắc bệnh gan di truyền biến tính thì lại không nên ăn.

Nguoi Bi Benh Gan Khong Duoc An Thuc Pham Chua Nhieu Dong

  • Lý do là vì chúng chứa lượng đồng tương đối nhiều, mà những người bệnh này bẩm sinh đã thiếu dung môi ôxy hóa đồng trong huyết thanh, nên không thể làm nhiệm vụ thải loại đồng thừa trong cơ thể ra ngoài.
  • Vì vậy mà nếu ăn thức ăn chứa nhiều đồng thì nó sẽ tích tụ lại trong cơ thể với lượng lớn, ảnh hưởng tới một loạt các tổ chức, làm cho chúng bị thương tổn, gây ra các triệu chứng tương ứng ở gan, thận, não, xương… như đi không vững, nói năng không rõ ràng, chân tay run, da vàng, bụng báng…
  • Do vậy, người bị bệnh này không nên ăn thức ăn có vỏ cứng để khỏi làm bệnh nặng thêm.
  • Ngoài ra trong máu, gan động vật, sôcôla…cũng chứa nhiều đồng, nên cũng không nên ăn.

Người bị gan cứng không ăn cá có hàm lượng axit hữu cơ không no cao

Xuất huyết đường tiêu hoá là nguyên nhân gây ra chứng bội nhiễm và tử vong thường gặp ở người bệnh cứng gan. Ăn cá lại thường là một nhân tố dẫn tới xuất huyết.

Nguoi Mac Benh Gan Khong Nen An Ca Co Ham Luong Axit Huu Co No Khong Cao

  • Trước kia, người ta cho rằng, xuất huyết là do các kích thích phá vỡ tĩnh mạch đường thực quản và đáy dạ dày.
  • Hiện nay, sau khi ăn một số loài cá lại làm cho chức năng làm đông máu của cơ thể thay đổi, có thể đây là một nguyên nhân quan trọng hơn.
  • Theo nghiên cứu được biết, trong cá có một chất axit hữu cơ không bão hòa, nó có nhiều trong mỡ cá. Cơ thể con người không thể tổng hợp nó được từ mỡ tự do, mà nó chỉ có ở trong thức ăn.
  • Một trong những sản vật của chất này qua trao đổi chất có tác dụng ức chế sự tập trung của tiểu cầu, mà ở người gan bị cứng thì nhân tố gây đông máu gặp trở ngại, số lượng tiểu cầu vốn đã thấp, nếu ăn những loại cá chứa nhiều axit hữu cơ không bão hòa này thì tác dụng đông máu của tiểu cầu càng giảm thấp hơn, rất dễ gây xuất huyết, mà đã xuất huyết rồi thì khó ngừng lại được.
  • Hàm lượng chất này ở mỗi loài cá khác nhau. Như ở cá Sacđin, cá trắm xanh,.cá thu có hàm lượng 1-1,5%, còn các loại cá khác ít hơn nhiều.
  • Do vậy, người bị gan cứng, để tăng lượng prôtit và loại trừ bệnh bụng báng có thể ăn canh cá chép sẽ không gây xuất huyết, còn tuyệt đối không ăn các loại cá khác.

Người bị gan cứng không ăn thức ăn thô

Gan là cơ quan quan trọng của cơ thể, máu tĩnh mạch ở trong khoang bụng hầu như đều đổ vào một tĩnh mạch cửa rất to, sau khi qua gan rồi mới quay về tim. Khi gan bị cứng, tổ chức xơ trong gan tăng sinh ngăn cản sự chảy về của tĩnh mạch khoang bụng, làm cho máu đọng lại ở tĩnh mạch cửa, áp lực sẽ tăng cao.

Nguoi Co Benh Gan Khong An Thuc An Tho

  • Máu trong tĩnh mạch bụng bị ngăn trở đành phải đi đường vòng chảy qua tĩnh mạch đoạn dưới thực quản để về tim, làm cho tĩnh mạch này phải phình to ra, thô và phồng lên. Nó có thể nhô lên, lộ hẳn ra trong khoang thực quản.
  • Do vậy, nếu thức ăn quá thô và cứng khi đi qua thực quản dễ chà xát và gây tổn thương tĩnh mạch, đặc biệt là những thức ăn có lẫn xương càng không được ăn để tránh làm vỡ tĩnh mạch thực quản, gây ra xuất huyết.
  • Mà một khi người bệnh đã bị chảy máu thực quản thì máu ra rất mạnh, không cấp cứu kịp thời có thể nguy hiểm tới tính mạng.
  • Do vậy, người bị bệnh gan cứng ăn uống cần hết sức chú ý, nên ăn thức ăn mềm, nhừ, dễ tiêu hóa là tốt nhất,
  • Ngay cả rau xanh cũng cần thái nhỏ, nấu nhừ hãy ăn. Ngoài ra phải ăn chậm, nhai kỹ.
  • Người tĩnh mạch thực quản phồng to cấm ăn thức ăn có lẫn xương, cứng.

Người bị gan hôn mê không ăn nhiều thức ăn Protit cao

Prôtit trong cơ thể người qua tiêu hóa sản sinh ra amoniac và một số chất phân giải khác. Trong máu người chứa lượng nhỏ amoniac thì chẳng hại gì, vì gan có thể thanh lọc lượng dư thừa chất này ra ngoài.

Nguoi Co Benh Gan Khong An Thuc Pham Nhieu Protit

  • Nhưng với người bệnh gan hôn mê, do gan bị tổn thương nghiêm trọng, khả năng thải loại chất này giảm nhiều, do vậy, người mắc bệnh này mà ăn thức ăn có chứa lượng prôtit cao sẽ làm cho amoniac trong máu cũng cao lên, chúng tích tụ lại làm bệnh nặng thêm, thậm chí gây ra tử vong.
  • Do vậy, người mắc bệnh này nên ăn thức ăn chứa hợp chất đường là chính, không ăn thức ăn giàu prôtit như sữa bò, trứng, thịt nạc, chế phẩm đậu…
  • Nên ăn cháo gạo, bột ngó sen, bánh qui, mì sợi, bánh bao, nước quả, nước rau, rau tươi, hoa quả… chờ khi bệnh thuyên giảm nhiều hãy bồi dưỡng thêm các thức ăn giàu prôtit như vậy sẽ có lợi cho sức khỏe.

Nguồn: Xem Tại Đây

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

CLOSE
CLOSE