Nội Dung
Những Điều Cần Biết Về Bệnh Dạ Dày HP
Bệnh dạ dày Hp là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm, nếu như không chủ động phát hiện và điều trị sớm có thể gây viêm loét và thủng dạ dày, thậm chí là ung thư dạ dày. Vậy thì bệnh dạ dày hp là bệnh như thế nào? Nguyên nhân và triệu chứng bệnh ra sao? Điều trị như nào? Tất cả những thông tin này sẽ được giải đáp ngay trong bài viết dưới đây.
Những Điều Cần Biết Về Bệnh Dạ Dày HP
Bệnh dạ dày Hp là gì?
- Các chuyên gia cho rằng bệnh dạ dày hp chính là bệnh dạ dày do vi khuẩn hp (có tên đầy đủ là vi khuẩn Helicobacter pylori) gây ra. Loại vi khuẩn này được phát hiện bởi 2 bác sỹ người Australia là Barry Marshall và Robin Warren được mô tả lần đầu năm năm 1982.
- Vi khuẩn Helicobacter pylori là một loại vi xoắn khuẩn gram âm, có hình dạng xoắn ốc. Sau khi vi khuẩn Hp xâm nhập vào trong cơ thể người nó sẽ tấn công vào trong lớp nhầy của niêm mạc dạ dày, từ đó kích thích cho dạ dày tiết ra một lượng lớn acit dịch vị cũng như nhiều độc tố khác để hủy hoại các lớp tế bào phía dưới lớp nhầy. Từ đó hình thành nên các bệnh lý như đau dạ dày hp, bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng, bệnh xuất huyết dạ dày, u lympho tế bào dạ dày MALT và thậm chí là ung thư dạ dày.
- Theo nghiên cứu mới nhất thì tỷ lệ người nhiễm vi khuẩn Hp ở nước ta có thể lên đến 70%, đặc biệt cứ 1.000 người thì tới hơn 700 ca nhiễm vi khuẩn hp. Tại thành phố Hồ Chí Minh thì có tới 90% người bị viêm dạ dày có sự hiện diện của vi khuẩn hp và tỷ lệ này sẽ có xu hướng tăng cao trong tương lai.
Nguyên nhân gây ra bệnh dạ dày hp là gì?
Sở dĩ vi khuẩn Helicobacter pylori có thể xâm nhập cơ thể và gây bệnh là do:
Việc ăn uống không đúng cách:
- Đây là nguyên nhân chủ yếu và thường gặp nhất khiến cho người bệnh mắc bệnh dạ dày hp.
- Cụ thể nếu như người bệnh ăn uống không đảm bảo vệ sinh, ăn nhiều đồ ăn tươi sống có mầm bệnh vi khuẩn HP, ăn đồ ăn ôi thiu sẽ rất dễ nhiễm hp.
- Đặc biệt với những người có sẵn mầm mống hp trong người mà liên tục ăn đồ cay nóng, đồ chua, rượu bia, đồ tái…sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn gây ra bệnh.
Bị bệnh dạ dày hp do tiếp xúc với người bị nhiễm vi khuẩn Hp:
- Bạn nên biết rằng vi khuẩn hp có cả ở trong khoang miệng, trong nước bọt, trong phân…
- Chính vì thế nếu như bạn thường xuyên sử dụng chung vật dụng cá nhân với người bị bệnh như ăn chung, uống chung ly nước, dùng chung bàn chải đánh răng…cũng rất dễ mắc bệnh.
Lây qua tiếp xúc thân mật với người bị bệnh:
- Nếu như bạn có cử chỉ thân mật như hôn người bệnh thì vi khuẩn hp trong nước bọt hay khoang miệng sẽ lây sang và từ đó theo đường nước bọt xuống dạ dày gây bệnh.
Nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm:
- Nếu như nguồn nước sinh hoạt mà bị ô nhiễm hoặc bạn ở gần những nơi mất vệ sinh, có nhiều bãi rác thì nguy cơ bị bệnh dạ dày hp là rất cao.
- Vì vậy nên chú ý tới nguồn nước gia đình.
Sự nhạy cảm của cơ thể với vi khuẩn Hp trong dạ dày:
- Nói cách khác với những gia đình mà có người mắc bệnh dạ dày hp thì nguy cơ bị bệnh dạ dày do Hp cao hơn nhiều so với những người bình thường.
Triệu chứng của bệnh dạ dày hp:
- Thường xuyên bị đau ở vùng thượng vị: cơn đau có thể đau âm ỉ hoặc đau dữ dội, đau thắt, người bệnh còn cảm thấy nóng rát, cơn đau xuất hiện liên tục ở bất cứ thời điểm nào và thường nhất là sau khi ăn hoặc lúc nửa đêm.
- Luôn có cảm giác bị đầy bụng, khó tiêu, mặc dù ăn xong đã lâu nhưng bụng vẫn nặng nề, ì ạch, tiêu hoá thức ăn chậm, khó chịu trong người,
- Cảm giác chán ăn, không muốn ăn uống, dù ăn rất ít nhưng không cảm thấy đói
- Liên tục xuất hiện tình trạng nôn hoặc buồn nôn, đôi khi nôn ói ra thức ăn hoặc thậm chí là nôn khan.
- Ngoài ra người bệnh còn thường xuyên bị ợ hơi với ợ nóng kèm theo khó tiêu hóa, rối loạn tiêu hóa, sau ăn cảm thấy buồn nôn, bị sụt cân rõ rệt.
Điều trị bệnh dạ dày hp như thế nào?
- Người bệnh cần đến các cơ sở y tế để thăm khám, xác định tình trạng bệnh cụ thể để có hướng điều trị kịp thời. Nên tuân thủ theo chỉ định và hướng dẫn của bác sỹ, dùng thuốc đúng liều lượng, không bỏ dở giữa chừng khi có dấu hiệu thuyên giảm.
- Ngoài ra cần điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt sao cho hợp lý, qua đó giúp hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.
Xem Thêm: Nước Gạo Rang Chữa Vi Khuẩn HP Dạ Dày Có Được Không ?
Xem Thêm: Trẻ Em Bị Nhiễm Vi Khuẩn Hp Phải Làm Sao ? Nguyên Nhân – Triệu Chứng Và Cách Khắc Phục Nhanh Nhất!
Xem Thêm: Bị Nhiễm HP Điều Trị Hết Rồi Có Tái Phát Lại Không ?
Xem Thêm: Bệnh Dạ Dày Do Nhiễm Vi Khuẩn HP Và 5 Sai Lầm Thường Mắc Phải